Ngoài những chiếc xe làm mát bằng gió như Wave, Future, Vision, Sirius, Jupiter…Các bạn có thể dễ dàng nhận ra những chiếc xe có hệ thống làm mát bằng dung dịch với két tản nhiệt, VD: Lead, AirBlade, NVX, Exciter…Vậy chính xác dung dịch này là gì và những chất lỏng bình thường như nước có thể thay thế hay không?
Nước làm mát xe máy đóng vai trò là cầu nối trung chuyển nhiệt lượng từ thân động cơ ra két làm mát. Chất lượng nước làm mát sẽ ảnh hưởng tới hiệu quả của hệ thống làm mát. Việc kiểm tra và bổ sung nước làm mát sau mỗi lần bảo trì thì không phải ai cũng lưu ý.
Dung dịch làm mát là một hỗn hợp của Ethylene Glycol, nước và các phụ gia khác. Nó có 3 nhiệm vụ chính: làm mát động cơ, ngăn ngừa dung dịch bị sôi hoặc đóng băng, và ngăn ngừa gỉ sét hình thành trong hệ thống làm mát. Đó là những đặc tính nổi trội khiến những dung dịch bình thường khác khó có thể thay thế!
Ethylene Glycol là gì?
Ethylene Glycol (viết tắt là EG) là một chất hóa học có công thức là (CH2OH)2 (không cần quan tâm lắm đâu) không màu, không mùi, vị ngọt, có tính độc. EG được sử dung với 2 mục đích chính: làm sợi polyester và chống đông. Ở bài viết này chúng ta sẽ nói về ứng dụng chống đông của EG.
EG sẽ được hòa trộn với nước cất (nước nguyên chất) để tạo nên dung dịch làm mát. Tỉ lệ hòa trộn này phụ thuộc vào khu vực địa lý mà xe được sử dụng.
Nếu tỉ lệ EG quá nhiều thì khả năng làm mát của dung dịch sẽ bị giảm đi do tỉ lệ nước quá ít, không những vậy khi tỉ lệ EG vượt quá 60% thì dung dịch càng dễ bị đóng băng.Ngược lại, nếu tỉ lệ EG quá ít thì dung dịch lại dễ dàng bị sôi, từ đó làm giảm đến kết cấu của động cơ. Nói vậy thôi, bạn không cần lo lắng về tỉ lệ hòa trộn, chỉ cần bạn mua dung dịch làm mát chính hãng từ các nhà sản xuất ở Việt Nam là được thôi. Dung dịch làm mát của Honda, Yamaha có tỉ lệ là 60% EG và 40% nước cất.
Tại sao EG có thể làm điểm đông hạ xuống và điểm sôi tăng lên?
EG tinh khiết đóng băng ở khoảng −12°C nhưng khi trộn với nước, hỗn hợp đóng băng ở nhiệt độ thấp hơn, VD: dung dịch gồm 60% EG và 40% nước đóng băng ở −45°C ~ −48°C.
Tại sao lại vậy? Khi trộn EG hoặc một chất nào khác với nước sẽ làm thay đổi các liên kết giữa các phân tử nước dẫn đến việc nhiệt độ đóng băng của dung dịch được tạo ra thay đổi. Nhiệt độ đóng băng của nước là 0°C và kết quả sau khi kết hợp như các bạn đã thấy, −45°C ~ −48°C. Tương tự như vậy, việc thay đổi liên kết giữa các phần tử nước sẽ dẫn đến việc nhiệt độ sôi của dung dịch tăng lên, từ 100°C lên hơn 110°C.
Nó giống như việc bạn pha muối với một lượng đủ vào nước sau đó để vào tủ lạnh, chắc chắn nó sẽ rất khó đông. Cũng là dung dịch đó và bạn đem đun sôi, chắc chắn nó sẽ sôi ở nhiệt độ trên 100°C.
Chống gỉ sét
Bơm nước bị kẹt do dùng sai dung dịch
Sau đoạn trên có bạn sẽ hỏi: sao không dùng nước muối hay nước khác tương tự để làm dung dịch làm mát? Dung dịch còn tính chất chống gỉ sét, chống đóng cặn trong hệ thống làm mát. EG và các chất phụ gia chống ăn mòn khác được pha vào để đảm bảo khả năng này. Khi dung dịch làm mát của bạn bị cạn, tuyệt đối không được đổ thêm nước để bổ sung. Vì nếu bạn đổ nước thường, các tạp chất trong nước có thể làm hệ thống bị đóng cặn. Nếu bạn đổ nước cất, tỉ lệ EG sẽ thay đổi và làm hiệu quả của dung dịch giảm xuống. Hãy bổ sung nước làm mát cùng loại hoặc thay thế luôn, khoảng 50.000đ thôi.
Độc hại

Do có chứa EG nên dung dịch làm mát cũng có những tính chất độc hai tượng tự như gây ngộ độc với các triệu trứng như nôn mửa, đau bụng, lâu dài có thể gây mất ý thức, đau đầu, co giật, suy thận, tổn thương não. Hãy lưu ý khi thao tác và bảo đảm rằng việc chứa, thải dung dịch không gây ảnh hưởng đến con người, sinh vật và môi trường xung quanh.
Để hệ thống hoạt động tốt, chỉ cần châm nước làm mát vào bình chứa nước phụ trên xe máy theo định kỳ để duy trì nhiệt độ của động cơ luôn ở mức ổn định. Theo đó, người sử dụng có thể theo dõi thông qua đồng hồ hiển thị và đèn báo nhiệt độ trên táp lô xe. Nếu thấy kim đồng hồ chỉ tới mức nhiệt độ cao đồng nghĩa với động cơ đang gặp vấn đề về tản nhiệt, cần phải kiểm tra lại hệ thống làm mát ngay lập tức. Các loại nước làm mát trên thị trường có chứa chất hỗ trợ truyền nhiệt và chất chống rỉ sét để giúp giảm nhiệt độ động cơ khi chạy trong thời gian dài. Loại nước này hoạt động tuần hoàn nên không hao hụt nhưng trên thực tế lượng nước sẽ bị hao mòn theo thời gian vì các điểm kết nối không khít, nứt ống cao su và bốc hơi do nóng.
Trên nhiều mẫu xe, do thiết kế mà két nước và bình chứa phụ nằm ở vị trí khuất, khó quan sát. Như trên Honda Lead, phải mở cốp và tháo nắp đậy mới có thể tiếp cận.
Trên bình chứa phụ có hai mức vạch là Lower và Upper. Nếu mức nước nằm giữa hai vạch có nghĩa không cần phải xử lý thêm. Nhưng nếu nước dưới vạch Lower, đó là lúc cần bổ sung thêm nước làm mát.
TRUNG TÂM DẠY NGHỀ THANH XUÂN
Đào tạo 20 nghề: Sửa chữa Ô tô, Sửa chữa Xe máy, Sửa chữa Điện tử, Sửa chữa Điện lạnh, Điện nước, Điện dân dụng, Điện Công Nghiệp, Sửa chữa điện thoại, Sửa chữa máy may, Sửa chữa Vi tính, May công nghiệp, May thời trang, Nấu ăn ...
.gif)
--------------------
Thủ tục nhập học chỉ cần: CMT + 4 ảnh 3x4 + học phí ngành theo học
Nhập học đúng địa chỉ:
Cơ sở 1: Số 1 - Xa La - Hà Đông (Đối diện bệnh viện 103) / Hotline 24/7: 098.747.6688 - 0913 693 303
Facebook: Trung tâm dạy nghề Thanh Xuân - Số 1 - Xa La - Hà Đông